Tim đập nhanh hồi hộp thường xuyên là bị làm sao?

Tim đập nhanh hồi hộp là hiện tượng nhiều người gặp phải nhưng khác nhau về tần suất lặp lại cũng như căn nguyên gây ra. Vậy đây là hiện tượng xuất phát từ lý do nào, bài viết sau sẽ cùng bạn đi tìm đáp án cho câu hỏi ấy.

Tim đập nhanh hồi hộp thường xuyên là bị làm sao?

1. Thường xuyên gặp tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp là bị làm sao?

1.1. Tim đập nhanh, hồi hộp là một loại biểu hiện có thể nằm trong một loại bệnh lý

Tim đập nhanh, hồi hộp là hiện tượng hầu như ai cũng gặp phải nhưng số lần xuất hiện ở mỗi người không giống nhau và nó là một loại biểu hiện chứ không phải là bệnh. Tình trạng này nếu chỉ đôi khi mới xảy ra và không kèm theo bất thường nào về sức khỏe thì gần như là vô hại.

Tác nhân khiến tim đập nhanh, hồi hộp có thể do căng thẳng quá mức nhưng cũng có thể là bệnh lý về tim

Điều đáng nói là khi tần suất của hiện tượng tim đập nhanh và hồi hộp xuất hiện đều đặn, thường xuyên hoặc có đi kèm với một số biểu hiện khác như: đau tức ngực, chóng mặt, khó thở,… thì lúc ấy nó có thể là dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Trong hoàn cảnh này đó chính là triệu chứng cảnh báo một vấn đề nào đó về sức khỏe tim mạch.

1.2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp là gì?


– Những nguyên nhân ngoài tim

+ Căng thẳng, lo lắng

Khi trải qua trạng thái tâm lý lo lắng, căng thẳng, cơ thể sẽ đột nhiên bị tăng hormone adrenaline và kết quả là bạn cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh hơn bình thường. Với trường hợp này, chỉ cần trở lại trạng thái tâm lý bình thường, thư giãn, tập yoga,… thì biểu hiện trên sẽ tự khắc biến mất.

+ Thực phẩm

Nếu đưa vào cơ thể một loại đồ ăn, thức uống nào đó không phù hợp như cà phê, đồ cay, chất kích thích,… thì cũng có thể cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp.

+ Dùng thuốc

Việc dùng một số loại thuốc trị cảm cúm, huyết áp, tuyến giáp, hen suyễn,… cũng có thể khiến cho bạn gặp tác dụng phụ là hồi hộp, tim đập nhanh. Nếu triệu chứng này xuất hiện thì tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

+ Đang mang thai hoặc vào thời kỳ mãn kinh

Thay đổi nội tiết thời kỳ mãn kinh hoặc đang mang thai cũng có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ bị hồi hộp, tim đập nhanh nhưng nó chỉ có tính chất tạm thời nên không hề nguy hại.

+ Một số bệnh lý

Việc mắc một số bệnh lý như cường giáp, thiếu máu, hạ đường huyết,… cũng có thể khiến cho tim đập nhanh hơn và bị đánh trống ngực, hồi hộp.

Người bị cường giáp thường hay cảm thấy hồi hộp, nhịp tim nhanh hơn bình thường

– Nguyên nhân tại tim

Triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp còn có thể cảnh báo bệnh lý tại tim như:

+ Nhịp nhanh trên thất

Đây là một dạng rối loạn nhịp tim khiến cho nhịp tim nhanh một cách bất thường ở buồng dưới của tim. Về cơ bản, nhịp nhanh trên thất không có triệu chứng và xảy ra với tần suất thấp thì không nguy hiểm nhưng khi nó diễn ra liên tục trong thời gian dài thì cần được điều trị để tránh gây ra những hệ lụy không tốt cho sức khỏe như suy tim.

+ Bệnh rung nhĩ

Rung nhĩ là tình trạng buồng trên của tim (tâm nhĩ) đập nhanh và hỗn loạn bất thường từ đó sinh ra hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi, khó thở,… Về lâu dài, bệnh có thể gây biến chứng đột quỵ, huyết khối,… nên cần được điều trị sớm.

+ Rối loạn thần kinh tim

Người bị rối loạn thần kinh tim thường cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp. Dạng rối loạn này gây ra những biểu hiện giống như bị bệnh tim nhưng thăm khám lại không phát hiện tổn thương thực thể ở tim nên bệnh nhân thường không được điều trị. Cũng vì không phát hiện ra dạng rối loạn ấy mà bệnh nhân hoang mang, bất an, chất lượng cuộc sống bị suy giảm.

+ Một số rối loạn nhịp tim khác

Bên cạnh những dạng rối loạn nhịp tim điển hình trên đây thì tim đập nhanh, hồi hộp còn có thể xuất phát từ nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu,… Những bệnh lý này khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, khó thở, lo âu và cần được điều trị từ đầu để tránh biến chứng suy tim, đột quỵ, huyết khối.

2. Biện pháp khắc phục tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp

Hiện tượng tim đập nhanh, hồi hộp nếu không diễn ra thường xuyên thì bạn không cần phải lo lắng quá. Hãy quan sát xem nó có tái diễn hay không, có kèm theo biểu hiện bất thường nào khác hay không. Nếu nó xuất hiện nhiều hơn hay đi kèm với những triệu chứng khác thường thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó không tốt cho sức khỏe.

Nếu tái diễn hiện tượng tim đập nhanh thường xuyên thì người bệnh nên gặp bác sĩ tim mạch để tìm ra nguyên nhân

Để cải thiện tạm thời các biểu hiện này tại nhà, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:

– Nghỉ ngơi, thư giãn để đưa tâm lý về trạng thái thoải mái.

– Nghĩ tới những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.

– Dùng nước lạnh để rửa mặt.

– Tập hít thở đều: hít vào và giữ khoảng 3 – 5 giây rồi từ từ thở ra trong khoảng 5 – 8 giây.

Với những trường hợp thường xuyên cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh xuất phát từ vấn đề bệnh lý thì việc điều trị là cần thiết vì để kéo dài có thể gây ra những biến chứng xấu cho sức khỏe, thậm chí là sự sống của chính bạn. Trong trường hợp này, thăm khám bác sĩ tim mạch và làm những kiểm tra như siêu âm tim, điện tâm đồ,… sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây nên biểu hiện tim đập nhanh và hồi hộp.

Để điều trị các bệnh lý tại tim gây ra triệu chứng này cần một quá trình lâu dài, vừa thực hiện đúng phác đồ của bác sĩ vừa kết hợp với duy trì lối sống lành mạnh thì mới đạt được hiệu quả cao nhất. Muốn đẩy lùi chứng hồi hộp, tim đập nhanh cần căn cứ trên nguyên nhân gây ra nó, khi nguyên nhân đó được trị dứt điểm thì tức khắc bạn sẽ không còn bị hồi hộp hay tim đập nhanh nữa.

Theo Dõi Qua Email
Thông báo về
guest

0 Bình Luận
Bình Chọn Nhiều
Mới Nhất Cũ Nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
error: