Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Tình trạng này do nguyên nhân nào?

Thông thường khi đi kiểm tra sức khỏe thì bước đầu tiên chúng ta sẽ được kiểm tra nhịp tim. Thông qua kết quả đo nhịp tim các bác sĩ sẽ biết được tình trạng sức khỏe của chúng ta. Nhiều người thắc mắc rằng nhịp tim chậm thì có nguy hiểm hay không và làm thế nào để xử lý tình trạng này? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Tìm hiểu chung về nhịp tim chậm


1.1. nhịp tim chậm là gì?


Thông thường, quả tim chúng ta có 1 bộ máy phát nhịp với vai trò duy trì hoạt động tim ổn định, nhịp nhàng. Bộ máy phát nhịp và dẫn nhịp bao gồm nút xoang, nút nhĩ thất, bó His cùng mạng lưới Purkinje. Nút xoang có vai trò làm chủ nhịp tim, phát xung động khoảng 60 – 100 lần/phút. Tim co bóp nhờ vào quá trình xung động dẫn truyền đến nút nhĩ thất rồi qua bó His và mạng lưới Purkinje sau đó lan ra khắp quả tim.

Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Tình trạng này do nguyên nhân nào? 1

Những vấn đề về sinh lý và bệnh lý ở hệ thống phát nhịp dẫn đến nhịp tim chậm

Một vài vấn đề về sinh lý và bệnh lý trong hệ thống phát nhịp hay những ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền khiến nhịp tim bị chậm và điều này có thể tác động đến huyết động trong một số trường hợp nguy hiểm.

1.2. Nhịp tim bao nhiêu thì được xem là chậm?


Đối với người trưởng thành, nút xoang sẽ phát ra xung nhịp khoảng 60 – 100 lần/phút thế nên nhịp tim bình thường cũng sẽ giống như vậy. Nhịp tim chậm sẽ rơi vào mức dưới 60 lần. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh thì nhịp tim sẽ thay đổi dần theo độ tuổi. Trẻ càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh, cụ thể ở trẻ sơ sinh sẽ có nhịp tim bình thường là 120 – 160 lần/phút. Vì vậy trẻ sơ sinh có nhịp tim bị chậm sẽ dưới 100 lần/phút.

1.3. Tình trạng này có nguy hiểm không?


Nhịp tim chậm có thể xem là sinh lý ở những người là vận động viên, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhưng đôi khi có thể là bệnh lý. Tình trạng này sẽ khiến cung lượng tim bị giảm, máu tưới lên não và những cơ quan khác cũng bị giảm khiến cơ thể bị mệt mỏi, suy tim, không thể gắng sức, thậm chí bị ngất và đột tử.

Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Tình trạng này do nguyên nhân nào? 2

Nhịp tim đập chậm có thể khiến bệnh nhân bị ngất và đột tử

2. Nguyên nhân gây ra nhịp tim chậm

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như:

Bệnh tim bẩm sinh.

Bệnh nhân tim thiếu máu cục bộ.

Bị ngộ độc do hóa chất hay thảo dược.

Bị nhồi máu cơ tim cấp.

Người bị tổn thương hệ dẫn truyền.

Do ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc: digoxin, chẹn beta giao cảm,…

Người mắc rối loạn chuyển hóa: tan máu, tăng/hạ kali máu, bị suy giáp, suy giảm thân nhiệt, giảm oxy máu,…

3. Dấu hiệu bệnh


Khi cố gắng sức thường bị mệt mỏi.

Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt.

Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Tình trạng này do nguyên nhân nào? 3

Tình trạng hoa mắt, chóng mặt báo hiệu mắc bệnh nhịp tim chậm

Cảm giác khó thở.

Bị ngất, xỉu.

Đau tức ngực: nguyên nhân do bệnh mạch vành khiến nhịp tim chậm hoặc do nhiều nguyên nhân gây ra giảm tưới máu mạch vành khiến bệnh nhân đau ngực.

4. Đối tượng nào có nguy cơ bị nhịp tim chậm

Người cao tuổi.

Bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường,…

Người có thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu bia,…

Sử dụng thuốc thời gian dài mà không kiểm tra thường xuyên: digoxin, thuốc chống loạn nhịp tim,…

5. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh nhịp tim chậm


Điện tâm đồ: đây là phương pháp đơn giản, không phức tạp và cần phải thực hiện đầu tiên. Trên điện tim giúp xác định được nhịp tim, biểu hiện bệnh tim thiếu máu, bệnh block nhĩ thất hay dấu hiệu bị ngộ độc digoxin,…

Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Tình trạng này do nguyên nhân nào? 4

Đo điện tâm đồ được áp dụng để chẩn đoán bệnh

Holter điện tim: quan sát, theo dõi điện tim trong vòng 24h giúp xác định những bất thường của nhịp tim, chẩn đoán suy nút xoang,…

Siêu âm tim: giúp tìm ra được nguyên nhân chẳng hạn như bệnh tim thiếu máu cục bộ,…

6. Biện pháp chữa trị bệnh nhịp tim chậm

Dựa theo tình trạng của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cấp cứu, sử dụng máy tạo nhịp tim tạm thời hay máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Nhịp tim chậm gây ra rối loạn huyết động: sử dụng một số thuốc cấp cứu thích hợp và đặt máy tạo nhịp tim tạm thời để cấp cứu.

Điều chỉnh những rối loạn về điện giải hay thăng bằng kiềm toan,…

Nhịp tim chậm mạn tính: một khi xuất hiện những dấu hiệu có liên quan đến nhịp chậm sẽ cần phải đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Chữa trị nội khoa bằng Theophylline được sử dụng cho các bệnh nhân có nghi ngờ trong chẩn đoán, khi những triệu chứng liên quan đến nhịp chậm chưa cụ thể, rõ ràng,…

7. Biện pháp duy trì nhịp tim ổn định, bình thường

Quả tim khỏe mạnh với nhịp tim ổn định giúp hỗ trợ cho các cơ quan của cơ thể hoạt động với năng suất cao và hiệu quả tốt nhất. Thế nên việc duy trì nhịp tim bình thường giúp bảo vệ sức khỏe cho hệ thống tim mạch và các cơ quan khác. Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ quả tim của mình thật khỏe mạnh:

7.1. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, gây stress

Tránh những căng thẳng, áp lực dồn nén mỗi ngày. Trong cuộc sống với nhiều lo toan hiện nay con người không thể tránh khỏi những gánh nặng, áp lực mỗi ngày. Thế nhưng điều cần làm chính là thay đổi suy nghĩ và tự tạo ra cho mình nguồn năng lượng tích cực. Những căng thẳng, stress hàng ngày chính là thủ phạm quấy rối hoạt động bình thường của nhịp tim và huyết áp.

7.2. Chú ý chế độ ăn uống để phòng ngừa thừa cân, béo phì

Béo phì chính là một trong các yếu tố gây ra những bất thường về mỡ máu và tim mạch. Cân nặng quá mức sẽ khiến hoạt động cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng bị cản trở. Quả tim sẽ phải co bóp mạnh mẽ và nhanh chóng hơn nhằm tăng lưu lượng máu rất có hại.

7.3. Không nên hút thuốc lá, uống cà phê

Cà phê và thuốc lá là các chất kích thích có hại cho sức khỏe chúng ta, nhất là đối với tim mạch. Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà tim mạch cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Thuốc lá và cà phê là kẻ thù của tim mạch

7.4. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Hệ miễn dịch khỏe mạnh chính là hàng phòng thủ tốt nhất cho cơ thể. Hệ miễn dịch chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Những thực phẩm chứa omega 3, các khoáng chất và vitamin rất cần cho tim mạch và cơ thể con người.

7.5. Luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng

Mỗi cá nhân đều có chế độ luyện tập riêng tùy theo cơ địa và tình hình sức khỏe. Cần xây dựng chế độ rèn luyện phù hợp cho bản thân và thực hiện đều đặn, duy trì giúp cơ thể đảm bảo nhịp tim ổn định và bảo vệ quả tim khỏe mạnh.

Nhịp tim chậm là tình trạng rối loạn nhịp tim mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tốt nhất hãy đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời xử lý.

Theo Dõi Qua Email
Thông báo về
guest

0 Bình Luận
Bình Chọn Nhiều
Mới Nhất Cũ Nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
error: